NGÀNH HÀN
Dễ học, công việc ổn định và cơ hội làm việc ở nước ngoài.
Tổng quan chung về nghề Hàn
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, ngành Hàn ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều có nhu cầu nhân lực nghề Hàn rất lớn. Theo thống kê của Tổng Cục Dạy nghề, công nhân Hàn có tay nghề chiếm vị trí cao nhất về tỷ lệ có việc làm sau đào tạo (92%). Với chế độ đãi ngộ tốt, nhiều nhân lực ngành Hàn chất lượng cao đã lựa chọn cơ hội làm việc tại nước ngoài. Vì vậy, khi học ngành này, người học không cần lo tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Không những thế, chi phí đào tạo thấp, quá trình học nghề không mất nhiều thời gian, thu nhập cao (7-10 triệu), và cơ hội tích lũy nghề nghiệp của người lao động lại rất lớn.
Là một ngành trọng điểm Quốc gia và ASEAN, ngành Hàn đã được Việt Nam đầu tư và ưu tiên phát triển từ rất sớm. Hằng năm, ngành Hàn được đầu tư các thiết bị công nghệ mới bằng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo nghề Hàn luôn được đảm bảo từ phương pháp dạy học tích hợp hiện đại có sử dụng đồ họa, mô phỏng đến việc sử dụng các phương pháp hàn công nghệ cao: rô bốt hàn, hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ…
Thuận lợi lớn khi học ngành Hàn là thời gian học nghề nhanh, việc học không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập, nhanh nhạy trong các thao tác. Sau khi ra trường, người học có thể tìm kiếm việc làm một cách dễ dàng, thu nhập cao, ổn định lâu dài cho cuộc sống.
Đặc điểm của nghề Hàn
Sản phẩm của nghề Hàn là vật dụng bằng kim loại: Thép, đồng, nhôm. Thông dụng là các mặt hàng như: Cổng, Cửa sắt, giàn giáo, bàn ghế, kết cấu nhà khung thép, đóng tàu, lắp ráp ô tô, chế tạo các thiết bị nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy lọc dầu…
Để trở thành người làm việc tốt nghề Hàn, các doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng như sau:
Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật: Vì hầu hết các chi tiết đều được đặt hàng thông qua bản vẽ kỹ thuật nếu không đọc được bản vẽ bạn sẽ không thể làm được bất cứ điều gì.
Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện.
Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy phay.
Kỹ năng Hàn: Hàn có nhiều kỹ thuật khác nhau, phạm vi ứng dụng công nghệ rộng. Để đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường công nghiệp các đồng chí phải rèn luyện kỹ năng hàn của bản thân.
Kỹ năng về an toàn lao động và làm việc chuyên nghiệp.
Kỹ năng sử dụng máy gia công tự động CNC.
Nghề Hàn ra làm công việc gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học và nhận bằng nghề Hàn, người học có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận những vị trí công việc sau:
– Hàn kết cấu thép;
– Hàn đường ống áp lực cho các dự án lọc hóa dầu;
– Hàn vỏ tàu, các đường ống trong tàu thủy;
– Hàn trong công nghệ chế tạo khung gầm ô tô;
– Hàn bồn bể áp lực hàn bồn bể áp lực, đường ống trong nhà máy nhiệt điện và các nhà máy sản xuất…